Venezuela phải điều chỉnh chính sách ngoại giao dầu lửa?

Giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh đã gây ra nhiều khó khăn cho kinh tế Venezuela, buộc quốc gia Nam Mỹ này phải điều chỉnh chính sách ngoại giao dầu mỏ.

Trữ lượng dầu mỏ của Venezuela tính tới cuối năm 2011 vừa qua là 296,5 tỷ thùng, trong khi đó Saudi Arabia chỉ có 265,4 tỷ thùng.

Ở Jamaica có công viên Hy vọng, ở Haiti có sân bay quốc tế Hugo Chavez, còn các đại lộ tại thủ đô Managua của Nicaragua thì được trang trí những tác phẩm điêu khắc màu vàng sặc sỡ... Tất cả những dấu ấn này đều gợi nhớ đến thời kỳ hoàng kim khi ông Hugo Chavez - nhà lãnh đạo theo đường lối xã hội chủ nghĩa của Venezuela, còn sống và giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao. Với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, Venezuela có thể bao cấp 200 nghìn thùng mỗi ngày cho 13 quốc gia, trong đó có Cuba. Đổi lại, các nước này dành cho Venezuela sự ủng hộ về chính trị, và đôi khi có thể là hàng hóa, ví dụ như đậu đen. Dưới thời Tổng thống Chavez, Venezuela khởi xướng chương trình Petrocaribe nhằm "đổi dầu lấy ảnh hưởng". Các nước Mỹ Latinh tham gia Petrocaribe đều được nhận dầu lửa bao cấp từ Venezuela với nhiều điều kiện ưu đãi.

Các tin Kinh Doanh cũng cho hay, tuy nhiên, giờ đây mọi việc đã bắt đầu thay đổi khi giá dầu thô giảm mạnh trong 6 tháng qua. Thực tế này tác động tiêu cực đến nền kinh tế Venezuela vốn dựa nhiều vào hoạt động xuất khẩu dầu lửa. Lạm phát tăng, đồng nội tệ mất giá và dự trữ ngoại tệ giảm mạnh, đó là những gì mà nền kinh tế Venezuela đang phải đối mặt. Ở trong nước cũng đã bắt đầu xuất hiện những cuộc biểu tình do tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm. Trong bối cảnh này, Venezuela đang tính đến việc thay đổi điều kiện của chương trình Petrocaribe để có tiền cho nhập khẩu hàng hóa, kìm hãm đà lao dốc của quỹ dự trữ ngoại tệ và nâng giá đồng nội tệ.

Nestor Avendaño - một nhà kinh tế tại Managua cho rằng chương trình Petrocaribe vẫn tiếp tục được duy trì, nhưng một số điều khoản sẽ được thay đổi do hoàn cảnh khó khăn hiện nay của Venezuela. Kể từ năm 2005 đến nay, Petrocaribe đã tiêu tốn khoảng 44 tỷ USD trong nguồn thu ngân sách của Venezuela. Vì vậy, việc thay đổi các điều khoản là tất yếu trong bối cảnh giá dầu giảm và kinh tế Venezuela phải đối mặt với nhiều thách thức. Vừa qua, Tổng thống Nicolas Maduro đã có chuyến công du nước ngoài để tìm nguồn hỗ trợ về tài chính, bù vào tình trạng giá dầu giảm xuống dưới mức 100 USD/thùng. Hiện dầu lửa chiếm đến 96 tổng kim ngạch xuất khẩu của Venezuela. Tuần qua, giá dầu xuất khẩu của nước này đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng, khiến giới quan sát lo ngại rằng Venezuela không thể thanh toán 11 tỷ USD tiền trái phiếu đến hạn trong năm 2015.

Tại Bắc Kinh, ông Maduro đã nhận được nhiều cam kết đầu tư với tổng số vốn lên đến 20 tỷ USD, nhưng không có thời gian biểu cụ thể. Ở Qatar, ông Maduro cho biết đang tiến tới thiết lập một "liên minh tài chính" trị giá hàng tỷ USD với các ngân hàng Doha, nhưng không có thêm bất cứ chi tiết nào. Trong khi đó, ở Caracas, cảnh sát áp dụng quy định chỉ đi mua hàng 2 ngày một tuần do các siêu thị thuộc sở hữu nhà nước cạn hàng. Jorge Piñon - một chuyên gia về lĩnh vực năng lượng của Mỹ Latinh thuộc trường Đại học Texas, cho rằng đã đến lúc, Venezuela không còn vắt được "quả chanh" dầu lửa.

Mặc dù vậy, khi nguồn tài chính cạn kiệt, thì Venezuela không có cách nào khác là tiếp tục vắt "quả chanh" này. Công ty dầu lửa nhà nước PDVSA dự tính vẫn khai thác khoảng 2,5 triệu thùng/ngày. Nhưng vấn đề đặt ra là gần một nửa sản lượng khai thác của PDVSA lại để phục vụ những cam kết mà Chính phủ theo đuổi, ví dụ như chương trình Petrocaribe. 500 nghìn thùng phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước với giá bao cấp cao. 500 nghìn thùng được chuyển sang Trung Quốc để trừ vào các khoản nợ. 200 nghìn thùng cung cấp cho chương trình Petrocaribe. Như vậy, Venezuela chỉ còn 1,3 triệu thùng bán ra thị trường thế giới. Với mức giá hiện nay, họ thu về khoảng 20 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, 2 năm qua, tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này lên đến 77 tỷ USD.

Theo chuyên gia Jorge Piñon, "cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Venezuela đang đối mặt với thách thức khi họ không thể hậu thuẫn cho những người anh em ở Haiti, Nicaragua và bỏ rơi Cuba. Điều này chẳng khác nào sự thừa nhận rằng Venezuela đã thất bại về kinh tế". Giám đốc Hãng tư vấn IPD David Voght cho rằng chương trình Petrocaribe đã tác động tiêu cực đến nguồn vốn tiền mặt của PDVSA. Hiện tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Maduro chỉ còn 22%. Mặc dù vậy, Guaicaipuro Lameda - cựu Chủ tịch PDVSA dưới thời ông Chavez, khẳng định rằng chương trình Petrocaribe vẫn được tiếp tục triển khai để đảm bảo sự ủng hộ dành cho Caracas tại LHQ và một số diễn đàn quốc tế khác. "Về cơ bản, Petrocaribe mang mục đích chính trị, và nền kinh tế phải trả giá", ông Lameda nói.

Nguồn: văn phòng ảo tại tintuc.vn