Cuộc chiến giá dầu sẽ kéo dài bao lâu?

Mục Tin tức tại website cho thuê văn phòng ảo đưa tin, giá dầu ngày 13/1 đã rơi với tốc độ kỷ lục, khi chỉ trong vòng 1 ngày sản phẩm dầu Brent mất 4 USD/thùng.



Giá dầu ngày 13/1 đã rơi với tốc độ kỷ lục, khi chỉ trong vòng 1 ngày sản phẩm dầu Brent mất 4 USD/thùng. Với đà mất giá như hiện nay, không loại trừ khả năng trong quý I/2015 giá dầu thế giới sẽ xuống đến mức 30 USD/thùng.

Trong khi đó, giới chuyên gia kinh tế quốc tế hiện chưa nhìn thấy bất cứ cơ sở nào giúp giá dầu có thể phục hồi, dù là ở mức độ nhẹ nhất. Một số nhà quan sát cho rằng để giành chiến thắng trong cuộc đua giảm giá với dầu đá phiến ở Mỹ, các nước Arab sẽ cần duy trì giá dầu ở mức thấp trong vòng ít nhất 1 năm. Nếu kịch bản này xảy ra, tỷ giá đồng rúp Nga có thể sẽ lên đến 90 rúp/1 USD.

Các diễn biến sau kỳ nghỉ năm mới khiến các bộ óc kinh tế của Nga một lần nữa phải đau đầu. Được biết, ngày 12/1, giá dầu được giao dịch ở ngưỡng 50 USD/thùng, song chỉ trong vòng 12h sau đó bị hạ xuống còn 45 USD/thùng. Hiện tượng này ngay lập tức tác động lên nền kinh tế Nga khi tỷ giá đồng rúp tăng từ 60-61 rúp/1 USD lên 66-67 rúp/1 USD, mục Kinh Doanh cho hay.

Trên trường quốc tế, tiếp nối Tổng thống Venezuela Nicolas Marudo, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 13/1 cũng phải lên tiếng trước việc giá dầu rớt thê thảm. Trong tuyên bố trước báo chí, ông Rouhani nhấn mạnh các quốc gia cố tình tạo ra cuộc chơi giá dầu nhằm đánh vào lợi ích của đối thủ sẽ phải hối tiếc. Ông cho rằng nếu Iran chịu thiệt hại từ việc dầu giảm gí thì các quốc gia khai thác dầu mỏ khác như Saudi Arabia, Kuwait cũng phải chịu thiệt hại không kém.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên nhà lãnh đạo Iran đưa ra mối quan ngại này. Trước đó ông đã từng cảnh báo về các hậu quả tiêu cực mà các bên tham gia cuộc chiến giá dầu sẽ phải đối mặt, đồng thời lưu ý Iran và các quốc gia khai thác dầu mỏ khác sẽ không cho OPEC nâng giá dầu khi các thành viên tổ chức này muốn dừng cuộc chơi.

Đến lượt mình, đại diện Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất cũng tuyên bố OPEC hiện không đủ khả năng để bảo vệ giá dầu, bởi lượng dư thừa nguồn cung từ ngành công nghiệp dầu đá phiến ở Mỹ vượt quá khả năng điều tiết của tổ chức này. Trong khi đó, Saudi Arabia khẳng định giá dầu trong tương lai sẽ không bao giờ có thể trở về mức trên 100 USD/thùng như trước đây.

Nhà phân tích Anna Kokoreva cho rằng cuộc chiến giành giật thị trường sẽ còn tiếp tục diễn ra đến khi giá dầu tiệm cận mức không thể chấp nhận đối với hầu hết các nhà khai thác. Tuy nhiên, ngay cả khi đã xác định rõ kẻ thắng người thua thì giá dầu cũng không thể trở về mức cao như trước đây. Về phía mình, chuyên gia Madina Abaeva từ QB Finance nhận định để chiến thắng trong cuộc đua này, OPEC cần duy trì giá dầu dưới 40 USD/thùng trong vòng ít nhất 1 năm bởi lượng dư thừa nguồn cung hiện nay là rất lớn và cần thời gian dài để nền kinh tế thế giới có thể tiêu thụ hết. Bên cạnh đó, nguồn lực dự trữ ngoại tệ của hầu hết các thành viên OPEC cho phép tiến hành cuộc chơi lâu dài và tốn kém này.

Về vai trò của chiếc gối cứu sinh của các nước thành viên OPEC, các nhà phân tích quốc tế đã đề cập từ lâu. Theo đó, nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ thu được từ các năm bán dầu ở mức giá cao có thể cho phép hầu hết các quốc gia vùng vịnh bù đắp thâm hụt ngân sách trong 2-3 năm mà không phải cắt giảm các nghĩa vụ xã hội. Đơn cử, chỉ riêng Saudi Arabia đã có khoản dự trữ 720 tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ngân hàng trung ương châu Âu.

Giới chuyên gia cho rằng trong quý I/2015 giá dầu còn có thể xuống đến mức 30-35 USD/thùng và chỉ có thể bắt đầu tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2015 với mức 40-50 USD/thùng. Bên cạnh đó, các giao dịch tương lai đang được tiến hành hiện nay cho thấy trong vòng 1 năm tới không có cơ sở để giá dầu đi lên.

Trong khi đó, đồng ruble Nga vốn phụ thuộc vào tỷ giá đồng USD và giá dầu thế giới chắc chắn sẽ bị tác động rất mạnh mẽ. Nếu giá dầu rớt xuống mức 40 USD/thùng thì đồng ruble Nga sẽ mất giá tương ứng và đạt 70-80 ruble/1USD. Đến đây, giới chuyên gia đặt ra hàng loạt câu hỏi về thu chi ngân sách, đầu tư xã hội, kiểm soát lạm phát, thất nghiệp của chính quyền Nga. Các bài toán này hiển nhiên sẽ rất khó giải quyết khi Nga phải đối đầu cùng lúc với 2 khó khăn lịch sử là lệnh trừng phạt và cuộc chiến giá dầu.

Điều nguy hiểm hơn là mặc dù giá dầu đã liên tục đi xuống trong vòng nửa năm qua, song hiện giới chuyên gia cũng như nhà cầm quyền các quốc gia vẫn chưa thực sự hiểu nổi nguyên nhân đằng sau hiện tượng bất thường này là gì. Vì vậy, chưa thể kết luận khi nào cuộc chiến giá dầu mới dừng lại khi chưa xuất hiện bàn tay thao túng đằng sau và mục đích kinh tế, địa-chính trị của cuộc chơi này.

Nguồn: tintuc.vn