Vì sao cần mũ bảo hộ cho công nhân khi lao động?


Mũ bảo hộ cho công nhân là vật dụng với thiết kế đặc biệt giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra tình huống vật lạ rơi vào đầu trong quá trình lao động. Bên cạnh tác dụng chính này, mũ bảo hộ còn có nhiều vai trò khác tùy theo mỗi ngành nghề. Nếu bạn muốn biết đấy là những tác dụng gì hãy khám phá thêm trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu thêm về nội dung Kim dệt

1.     Bảo vệ đầu

Tác dụng của mũ bảo hộ cho công nhân làm việc tại các khu vực đối mặt với nguy hiểm khi có vật nặng rơi vào đầu là điều rất được quan tâm. Cụ thể là ngành xây dựng, cơ khí, thợ điện… Chiếc mũ cứng cáp thiết kế chịu lực sẽ làm giảm thiểu vấn đề chấn thương đầu do vật nặng rơi trúng.

cong-ty-san-xuat-mu-bao-ho-lao-dong-ha-noi-gia-re.png

Mũ bảo hộ là vật dụng không thể thiếu đối với các công nhân lao động ngoài trời

2.     Che nắng mưa

Tất nhiên mũ bảo hộ cho công nhân cũng đóng vai trò như những chiếc mũ thông thường đó chính là che nắng che mưa. Thường các công nhân làm việc ngoài trời đều phải đội loại mũ này khi lao động để tránh sức nóng của mặt trời hay ướt do mưa xuống bất ngờ khi lao động.

3.     Đảm bảo vệ sinh

Khác với các ngành làm việc ngoài trời, mũ bảo hộ cho công nhân ngành thực phẩm có một vai trò rất khác. Đó chính là giữ vệ sinh khi lao động, việc tiếp xúc với thực phẩm đòi hỏi yêu cầu vệ sinh cao và chính những chiếc mũ này sẽ giúp cố định tóc của người lao động không rơi ra trong quá trình làm việc, có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến, đóng gói.

4.     Khẳng định thương hiệu

Trên những chiếc mũ bảo hộ cho công nhân cũng có thể in tên công ty, logo… giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu của đơn vị. Ngoài ra việc sử dụng những chiếc mũ bảo hộ đồng bộ còn giúp công ty dễ dàng nhận biết và quản lý công nhân của mình một cách hiệu quả hơn.

1410151381mu-bao-ho-lao-dong-3M.jpg

Mũ bảo hộ còn là hình thức quảng bá hình ảnh công ty, đơn vị

5.     Tránh nguy hiểm

Mũ bảo hộ cho công nhân ở một số ngành nghề đặc trưng sẽ được trang bị dạ quang để giảm thiểu nguy hiểm khi làm việc ban đêm. Việc lao động khi không có ánh sáng sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không có những chiếc mũ nổi bật giúp thông báo cho người khác “đang có người ở đây”.

6.     Các tác dụng khác

Nhiều chiếc mũ bảo hộ cho công nhân còn có vai trò khác tùy theo ngành nghề như chống tĩnh điện, cách nhiệt, chống ăn mòn do các loại hóa chất… Đây cũng là một chức năng cần thiết của loại mũ này nhằm đảm bảo tiêu chí “An toàn lao động là trên hết”.


Jenny Trần