Vì sao dự án bất động sản ở cùng khu vực có giá khác nhau?

Vì sao dự án bất động sản ở cùng khu vực có giá khác nhau?

Chênh lệch giá giữa các dự án cùng khu vực do nhiều yếu tố quyết định như vị trí, chất lượng công trình, tiến độ xây dựng, quy mô đồng bộ, các dịch vụ tiện ích,...
Thời gian gần đây thị trường địa ốc ấm lên, khiến dự án chung cư cho thuê nhà ở và cho thuê văn phòng được quan tâm hơn của người mua. Dẫn đến số lượng giao dịch tăng vọt trong những tháng cuối 2014 đầu 2015. Thậm chí, nhiều dự án bất động sản mới đây khi công bố, chào bán ra thị trường đã bị “thổi giá”.
Có quá nhiều dự án được tung ra thị trường, trong đó có cả những dự án tốt, những cũng có cả dự án ăn theo đẩy giá khiến người mua nhà cũng bàng hoàng, khó định vị được sản phẩm mình cần mua. Quan sát thực tế cho thấy, có những dự án bất động sản dù nằm trong cùng khu vực nhưng giá bán lại hoàn toàn chênh nhau cả chục triệu đồng/m2.
Lý giải sự chênh lệch giá dự án bất động sản ở cùng khu vực
Nếu không tìm hiểu kỹ lượng cộng với sự tư vấn thiếu trung thực của môi giới người mua rất dễ dẫn đến quyết định mua nhà không đúng với giá trị của căn hộ.
Chẳng hạn dọc trục đường Cầu Giấy có khá nhiều dự án được chào bán. Đơn cử như một căn hộ cao cấp Discovery Complex tại 302 Cầu Giấy đang được chủ đầu tư bán ra với giá khoảng từ 3,5 tỷ đồng mỗi căn, tương ứng khoảng 38-40 triệu đồng/m2 (đã có VAT và nội thất), trong khi đó, cách đó không xa căn hộ dự án CTM Building 139 Cầu Giấy lại được bán với mức giá khoảng 29 triệu đồng/m2, nhưng căn hộ Indochina Plaza Hanoi lại có giá trên 50 triệu đồng/m2.
Sở dĩ có mức chênh lệch giá này là bởi mỗi dự án có những đặc điểm, yếu tố cấu thành nên giá bán khác nhau. Nếu như Discovery Complex là một trong những dự án quy mô lớn (tổng số 500 căn hộ cao cấp), cùng với đó là dự án được quy hoạch, thiết kế đồng bộ, đầy đủ các tiện ích cao cấp như bể bơi trong nhà và ngoài trời, spa, massage, trung tâm thể thao, chăm sóc sức khỏe...trong khi đó,CTM Building là dự án quy mô nhỏ với 60 căn hộ cao 15 tầng, bên dưới là trung tâm thương mại, thiếu các tiện ích cao cấp và không gian xanh,…Nhưng với Indochina Plaza Hanoi thì lại là dự án đã hoàn thiện, chất lượng công trình cao cấp với đầy đủ các tiện ích dịch vụ, quản lý chuyên nghiệp,…
Còn với Discovery Complex thì hiện mới đang triển khai thi công phần thân với tiện độ đảm bảo, để có thể cất nóc tòa nhà 50 tầng vào tháng 9/2015 tới đây. Công trình cũng đang được thi công với công nghệ tiên tiến, chất lượng cao từ nhà thầu uy tín Hàn Quốc Posco E&C.
Hay ở những dự án khác mặc dù chất lượng cũng như thiết kế, tiện ích khá khác nhau nhưng giá bán lại không chênh nhau dù 2 dự án cạnh nhau. Đơn cử như khu chung cư The Capital Garden 102 Trường Chinh và chung cư Meco Complex 102 Trường Chinh. The Capital Garden hiện đang thi công phần thân, trong khi Meco Complex đã giao nhà.
Giá bán căn hộ The Capital Garden vào khoảng từ 27 triệu đồng/m2, Meco Complex cũng khoảng 27 triệu đồng/m2. So với một số dự án cùng phân khúc thì The Capital Garden được giới địa ốc đánh giá là “mềm” hơn khá nhiều, các căn hộ có diện tích phù hợp 87,5m2 cho tới 134,2m2, tòa nhà có tới 8 thang máy tốc độ cao, được cũng thiết kế có khu vực cây xanh, trung tâm thương mại, khu bể bơi thông minh, phòng gym phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn,…
Một vài dự án chung cư khác dọc trục Minh Khai – Vĩnh Tuy, dù chỉ cách nhau cây cầu qua sông nhưng giá bán ở những dự án này hoàn toàn chênh lệch nhau khá lớn. Trong khi, Thăng Long Garden (250 Minh Khai) với giá giao động từ 22 đến 24tr/m2 cho căn hộ bàn giao thô, hoàn thiện khoảng 25 đến 27 triệu đồng/m2 thì Green House KĐT mới Việt Hưng, Sunrise Building 3 KĐT Sài Đồng…có giá khoảng 20-21 triệu đồng/m2,…
Theo lý giải của một đại diện sàn bất động sản trên địa bàn Hà Nội cho rằng, sự chênh lệch giá giữa các dự án cùng khu vực có rất nhiều yếu tố. Nhưng tựu chung lại, giá được quyết định bởi vị trí, chất lượng công trình, tiến độ xây dựng, quy mô đồng bộ, các dịch vụ tiện ích, không gian,…ngoài ra, một số dự án đã tăng giá bán. So với cách đây một năm, một số dự án đã có mức tăng từ 10% đến 15%.

Theo Infonet
Bầu Hiển: Đại gia nối tiếp bầu Đức để vợ con 'trắng tay'

Bầu Hiển: Đại gia nối tiếp bầu Đức để vợ con 'trắng tay'

Cũng giống như bầu Đức, bầu Hiển để vợ con hoàn toàn "trắng tay" tại công ty do mình đứng đầu. Vợ bầu Hiển và hai người con trai không nắm giữ cổ phiếu SHB nào.
Vợ con "trắng tay"
Ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) là một đại gia ngân hàng có tiếng. Tên tuổi ông gắn liền với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB). Tại SHB, bầu Hiển là người có tiếng nói lớn khi nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cùng với chức vụ, sức mạnh của bầu Hiển càng được củng cố khi ông nắm giữ lượng cổ phiếu không hề nhỏ. Theo báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2014, tại thời điểm cuối năm, bầu Hiển nắm giữ gần 26,7 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng 3,01% vốn SHB. Theo thị giá SHB ngày 29/1, số cổ phiếu này trị giá 248 tỷ đồng.
Là người giỏi giang, bà Hòa đủ sức gánh vác lĩnh vực tài chính cho chồng nhưng bà Hòa lại chọn cách "không liên quan" tới SHB. Không chỉ "trắng tay" tại SHB, bà Hòa còn không "làm thuê" cho chồng. Hiện bà đang là trưởng phòng Kế toán của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
Cậu cả Đỗ Quang Vinh của bầu Hiển sinh năm 1989 đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành tài chính - ngân hàng ở Anh. Cậu con thứ hai Đỗ Vinh Quang sinh năm 1995 cũng theo chân anh trai học đại học tại đất nước này.
Sau khi tốt nghiệp, cậu cả Quang Vinh không về làm việc tại SHB mà thử sức tại một ngân hàng ở Singapore. Nhiều người đánh giá Đỗ Quang Vinh đủ sức tiếp quả sự nghiệp khổng lồ của bố.
Không chỉ nổi tiếng vì giỏi giang, cậu cả Quang Vinh còn nổi tiếng vì giản dị. Dù có bố là đại gia, Quang Vinh không đi siêu xe. Ngay cả khi đã tốt nghiệp đại học, Vinh vẫn dùng xe máy làm phương tiện di chuyển.
Bầu Hiển: Đại gia nối tiếp bầu Đức để vợ con 'trắng tay'
Bầu Hiển để vợ con hoàn toàn "trắng tay" tại công ty do mình đứng đầu.
Trong gia đình bầu Đức, vợ con hoàn toàn "trắng tay" nhưng anh chị em ruột lại nắm giữ lượng cổ phiếu HAG không hề nhỏ. Gia đình bầu Hiển cũng vậy. Vợ con bầu Hiển "trắng tay" nhưng hai chị gái của ông lại sở hữu lượng cổ phiếu SHB trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Trong năm 2014, hai chị gái của bầu Hiển là bà Đỗ Thị Thu Hà và bà Đỗ Thị Minh Nguyệt đều mạnh tay mua vào cổ phiếu. Cụ thể, bà Nguyệt mua vào hơn 5 triệu cổ phiếu, nâng tổng lượng nắm giữ lên gần 20 triệu đơn vị, tương ứng 2,251% vốn SHB.
Trong khi đó, bà Minh Nguyệt không còn là người "trắng tay" tại SHB sau khi mua vào 5 triệu cổ phiếu SHB. Tổng lượng cổ phiếu của bà Hà và bà Nguyệt có giá trị khoảng 232 tỷ đồng, chỉ thấp hơn tài sản trên thị trường chứng khoán của bầu Hiển một chút.
Bên cạnh lượng cổ phiếu SHB "khủng" của các chị gái, sức mạnh của bầu Hiển còn được củng cố thêm rất nhiều nếu tính đến con số sở hữu của các công ty "liên quan" tới bầu Hiển.
Cụ thể, công ty cổ phần Tập đoàn T&T là cổ đông lớn nhất của SHB khi nắm giữ hơn 97 triệu cổ phiếu SHB, tương đương 10,95% vốn. T&T được biết đến rộng khắp tại Việt Nam khi tham gia bóng đá với câu lạc bộ T&T Hà Nội. Ngay cả khi chưa rõ bầu Hiển có bao nhiêu vốn tại T&T, dư luận vẫn "mặc định" xem T&T là công ty của bầu Hiển.
Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) cũng là một đơn vị "có liên quan" tới ông bầu nổi tiếng này. Cuối năm 2014, SHS chỉ còn nắm giữ hơn 15 triệu cổ phiếu SHB. Trong năm 2014, SHS buộc phải bán 7,5 triệu cổ phiếu SHB để giảm tỷ lệ đầu tư theo quy định.
Trong khi đó, T&T lại mua vào 36,3 triệu cổ phiếu SHB.
2014 không phải là năm thành công của SHB. Mặc dù giá cổ phiếu SHB có tăng trưởng nhưng vẫn lình xình dưới mệnh giá.
Bầu Hiển: Từ cán bộ khoa học đến… đại gia
Đang là một cán bộ làm khoa học, năm 1993, ông Đỗ Quang Hiển là một trong số ít người bạo gan bỏ biên chế ở Viện nghiên cứu khoa học ra lập doanh nghiệp tư nhân. Sau 20 năm, ông là Chủ tịch tập đoàn T&T và Ngân hàng SHB, lọt vào tốp những người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán. Nhưng khi hỏi chuyện làm giàu, ông Hiển chỉ gọn lỏn: "Tôi giàu nhờ may mắn!".
Năm 1993, T&T khi đó hướng đến việc kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông… được nhiều hãng điện tử Nhật Bản chọn làm đại lý độc quyền.
Nhưng thời gian này không kéo dài lâu, bởi ông Hiển muốn làm ăn lớn hơn. Vào thời điểm những năm 1999-2000, ông Hiển thành lập Công ty T&T đặt tại Hưng Yên, rồi đầu tư vốn liếng xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện, động cơ xe máy với quy mô thuộc loại lớn lúc ấy.
Bầu Hiển: Đại gia nối tiếp bầu Đức để vợ con 'trắng tay'
Vợ con bầu Hiển "trắng tay" nhưng hai chị gái của ông lại sở hữu lượng cổ phiếu SHB trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Khi T&T đã vững vàng trên thị trường điện tử - điện lạnh, Đỗ Quang Hiển bắt đầu tính chuyện "tấn công" sang thị trường xe máy. Nghĩ là làm, ông chủ của T&T bỏ ra 3,5 tỷ đồng đầu tư vào dây chuyền lắp ráp xe máy.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, đầu tư vào mảng lắp ráp xe máy nhanh trở thành "cơn sốt" của gần 60 doanh nghiệp, ông tiếp tục thay đổi hướng kinh doanh cho mình.
Năm 2007 đánh dấu sự tham gia của T&T vào lĩnh vực tài chính với việc tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Tiền thân của SHB là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ. Bản thân ông Hiển cũng góp vốn và trở thành Chủ tịch HĐQT và cổ đông lớn của ngân hàng này.
Sau đó, T&T cùng SHB tham gia góp vốn thành lập một hệ thống định chế tài chính gồm Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).
Cũng trong năm 2007, T&T thành lập liên doanh T&T Baoercheng với tổng vốn đầu tư 6,15 triệu USD, xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm ngành nhựa công nghiệp và dân dụng và thành lập CTCP Đầu tư Khai thác & Chế biến Khoáng sản T&T Hà Giang.
Tập đoàn T&T xác định 4 lĩnh vực kinh doanh chính là Bất động sản, Tài chính, Công nghiệp và Thể Thao.
Giữa năm 2012, bầu Hiển cùng SHB lại có thêm một bước đi táo bạo khi đứng ra nhận sáp nhập ngân hàng Habubank đang gặp khó khăn. Việc sáp nhập tạo ra một ngân hàng mới có quy mô lớn hơn những cũng sẽ phải đối mặt với thách thức từ việc giải quyết những khoản nợ xấu trước đây của Habubank.
Năm 2006, bầu Hiển thành lập Câu lạc bộ Bóng đá T&T Hà Nội. Chỉ sau 3 năm thành lập, câu lạc bộ này đã lên 3 hạng từ hạng 3 lên hạng chuyên nghiệp và giành quyền thi đấu ở V-League từ năm 2009. Vì thế, nhắc đến ông người ta nhớ ngay đến danh xưng bầu Hiển và các đội bóng của ông cùng với các vụ mua bán cầu thủ khá ồn ào.

Ngọc Anh / Nguoiduatin.vn
Mua vay nhà 10 năm sẽ hỗ trợ 50.000 tỉ

Mua vay nhà 10 năm sẽ hỗ trợ 50.000 tỉ

Chuyên mục: Văn phòng Infonet.vn đưa tin: Gói 50.000 tỉ đồng sẽ đi vào thị trường BĐS ở phân khúc trung cấp và cao cấp giúp thị trường BĐS “ấm” đều
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đưa ra trong cuộc hội thảo về Kinh doanh BĐS – Cơ hội và thách thức trong đà phục hồi của thị trường tại do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, bên cạnh gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng cho vay đối với những người thu nhập thấp, tới đây ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Chính phủ tiếp tục đưa ra gói 50.000 tỉ đồng cho phân khúc nhà ở thương mại với lãi suất cho vay 7% trong 10 năm, nhằm tạo điều kiện cho người vay tính toán được thời gian trả nợ. Gói 50.000 tỉ đồng sẽ đi vào thị trường BĐS ở phân khúc trung cấp và cao cấp giúp thị trường BĐS “ấm” đều.
Ảnh minh họa
Đối với phân khúc nhà giá thấp đang được hỗ trợ bởi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đang tăng tốc giải ngân. Tính đến ngày 15-1-2015 đã có 10.000 tỉ đồng được ký kết cho vay, đã chiếm 1/3. Số tiền này đổ vào phân khúc giá thấp trong đó khoảng 6.000 tỉ đồng cho người dân vay với trên 12.000 hộ dân đã được vay gói này. Trong đó riêng Hà Nội có khoảng 6.000 hộ dân được vay, chiếm 1/2 tổng dư nợ cả nước.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây đã có thêm 10 ngân hàng được chỉ định tham gia vào gói 30.000 tỉ đưa tổng số Ngân hàng thương mại tham gia giải ngân lên tới 15 ngân hàng. Đồng thời Nghị quyết 67 đã bổ sung thêm đối tượng, kéo dài thời gian cho vay từ 10 lên tới 15 năm.
Linh Lan / Infonet.vn